Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ ba).
Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và cắt giảm chi phí do sai lỗi
- Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng chính là thành phần hồ sơ không thể thiếu, tương tự như giấy thông quan để vật liệu doanh nghiệp sản xuất được lưu thông trên thị trường.
- Đạt được giấy chứng nhận hợp quy giúp bạn dễ dàng chớp lấy lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm chưa được chứng nhận hợp quy cùng loại, từ đó thu hút khách hàng và dễ dàng đạt được niềm tin từ đối tác, nhà phân phối, các bên quan tâm khác.
- Chứng nhận hợp quy thể hiện rằng doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật, khẳng định chất lượng vật liệu do mình cung cấp.
- Tăng thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
Phương thức chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng
Theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về phương thức đánh giá chứng nhận và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHC, vật liệu xây dựng được chứng nhận theo 3 phương thức sau:
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Lưu ý:
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm;
- Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Lưu ý:
- Giấy chứng nhận sản phẩm đánh giá theo Phương thức 5 có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp và được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm (không quá 12 tháng mỗi lần);
- Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Lưu ý:
- Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây đánh giá theo Phương thứ 7 chỉ có giá trị đối với lô hàng được chứng nhận;
- Phương thức này áp dụng đối với sản phẩm vật liệu nhập khẩu.
Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD
- Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông (Xi măng posooc lăng, tro bay,…)
- Cối liệu xây dựng (Cốt liệu cho bê tông và vữa, Cát nghiền cho bê tông và vữa)
- Gạch, đá ốp lát
- Vật liệu xây dựng
- Kính xây dựng
- Vật liệu xây dựng khác
Quy định về việc lấy mẫu thử nghiệm
- Đối với Phương thức chứng nhận 1 và 5, việc lấy mẫu thử nghiệm được tiến hành như sau:
Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
- Đối với Phương thức chứng nhận 7, việc lấy mẫu thử nghiệm được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD, tương ứng với từng loại sản phẩm.
Quy trình đăng ký chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng
- Bước 1: Đánh giá sơ bộ điều kiện cơ sở và xem xét các giấy tờ doanh nghiệp hiện có.
- Bước 2: Tiến hành đánh giá chứng nhận và lấy mẫu thử nghiệm tại địa điểm sản xuất của doanh nghiệp.
- Bước 3: Thử nghiệm mẫu điển hình
- Bước 4: Đánh giá kết quả thử nghiệm và thẩm xét hồ sơ chứng nhận
- Bước 5: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp)
- Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ hàng năm
- Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận (2 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận cấp lần đầu)
Thủ tục công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường thì ngoài giấy chứng nhận hợp quy còn cần giấy công bố hợp quy/thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ, thủ tục công bố hợp quy sẽ do cá nhân, doanh nghiệp tự thực hiện. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, SI-GROUP có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết một cách chính xác và nhanh chóng.
Quy trình công bố hợp quy vật liệu xây dựng doanh nghiệp có thể tham khảo
- Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng
- Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại Sở Xây dựng
- Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy: Sau 5 ngày nộp công bố, doanh nghiệp sẽ nhận được bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng.
SI-GROUP hỗ trợ khách hàng trong việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ SI-GROUP
Địa chỉ: Số 15, Ngõ 9, Ngách 28, Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: sigroup.com.vn Tel: 0931119183
Email: [email protected]
LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN!