VietGAP là gì? Quy trình chứng nhận VietGAP ra sao? Điều kiện để trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP là gì? Bài viết này, SI GroupAP là gì? Quy trình chứng nhận VietGAP ra sao? Điều kiện để trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP là gì? Bài viết này, SI Group sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về quy định VietGAP, từ khái niệm cơ bản đến quy trình chứng nhận chi tiết.

Giấy Chứng Nhận VietGAP Theo Quy Định Pháp Luật
Quy định VietGAP về giấy chứng nhận được thể hiện rõ trong khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT):
- Chứng nhận VietGAP: Là hoạt động đánh giá và xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
- Cơ sở sản xuất: Bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội (cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhóm hộ sản xuất); trang trại, hộ gia đình (cơ sở sản xuất một thành viên hoặc hộ sản xuất) sản xuất sản phẩm thủy sản, chăn nuôi theo VietGAP.

Điều 17 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi, bổ sung) cũng quy định cụ thể về giấy chứng nhận VietGAP:
- Hiệu lực: Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 03 tháng nếu cơ sở sản xuất không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
- Địa điểm sản xuất: Nếu cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm, giấy chứng nhận phải ghi rõ địa chỉ, sản phẩm, diện tích, sản lượng dự kiến của từng địa điểm.
- Thành viên: Nếu cùng địa điểm có nhiều thành viên, giấy chứng nhận phải kèm danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, sản phẩm, diện tích, sản lượng dự kiến).
- Mã số chứng nhận: Được cấp tự động qua website theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản và Cục Chăn nuôi.
Điều Kiện Trở Thành Tổ Chức Chứng Nhận VietGAP
Quy định VietGAP về điều kiện trở thành tổ chức chứng nhận được nêu rõ trong Điều 5 và Điều 6 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi, bổ sung):
Đối với tổ chức:
- Thành lập hợp pháp, hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa.
- Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996.
- Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá cho mỗi lĩnh vực.
Đối với chuyên gia đánh giá:
- Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành liên quan (nuôi trồng thủy sản, thú y, sinh học…).
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm chuyên môn.
- Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAP.
- Đáp ứng năng lực đánh giá theo TCVN ISO 19011:2003 hoặc ISO 19011:2002.
- Có chứng chỉ TCVN ISO 9001:2008 nếu đánh giá cơ sở sản xuất nhiều thành viên.
Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng đầy đủ các quy định VietGAP trên mới được chỉ định hoạt động.
Hồ Sơ Đăng Ký Tổ Chức Chứng Nhận VietGAP
Theo Điều 7 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, hồ sơ đăng ký tổ chức chứng nhận VietGAP bao gồm:
- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP.
- Bản sao giấy tờ thành lập (Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư).
- Sổ tay chất lượng phù hợp với TCVN 7457:2004.
- Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP.
- Danh sách chuyên gia đánh giá kèm bằng cấp, chứng chỉ.
- Kết quả hoạt động chứng nhận (nếu có).
Quy định VietGAP được ban hành nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nông sản. Việc hiểu rõ các quy định này là rất quan trọng đối với cả cơ sở sản xuất và tổ chức chứng nhận.
SIGroup – Đơn vị tư vấn và hỗ trợ đăng ký chứng nhận VietGAP hàng đầu
Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, SIGroup cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp:
✅ Tư vấn miễn phí quy trình và điều kiện đạt chứng nhận VietGAP
✅ Khảo sát thực tế và xây dựng quy trình sản xuất phù hợp tiêu chuẩn
✅ Hỗ trợ đào tạo nhân sự và hướng dẫn ghi chép hồ sơ theo yêu cầu
✅ Đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận
✅ Rút ngắn thời gian – tiết kiệm chi phí – đảm bảo kết quả
Để được tư vấn chi tiết về hồ sơ, quy trình đăng ký chứng nhận VIETGAP, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0931119183
Email: [email protected]
………………………………………………………………………………..
SIGROUP cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép.
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Đồng hành